46 năm nhìn lại Truyền Thông Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và ngày nay – Thái Hóa Lộc

Thái Hóa Lộc
Những người lính Việt Nam Cộng Hòa và những người Việt tị nạn Cộng Sản mỗi lần Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30-4 đều ngậm ngùi nhớ về dĩ vãng đau thương, ngày Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử và những thảm họa xảy ra sau đó. Ngày mà hàng vạn người bỏ xác nơi rừng sâu, vùi thân dưới đại dương chấp nhận cái chết để tìm tự do và còn nhiều oan khiên khác trong các trại tù Cộng sản, nơi đày ải các cựu quân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa. Hậu quả đã đưa đến thảm trạng này cho đến ngày nay không ai có thể phủ nhận vai trò truyền thông Hoa Kỳ đã trực tiếp làm đảo ngược tình hình thực tế và đưa đến sự suy vong của Việt Nam Cộng Hòa.
Nếu năm 1950 chỉ có khoảng dưới 10% gia đình Mỹ có truyền hình thì đến năm 1966, khi cuộc chiến Việt Nam leo thang và có khoảng hơn 400 ngàn lính Mỹ đang tham chiến tại Việt Nam với khoảng sáu ngàn binh sĩ tử trận, đã có hơn 90% gia đình Mỹ có truyền hình và theo dõi tin tức chiến sự từ Việt Nam qua truyền hình. Truyền thông với cuộc chiến truyền hình (television war) đã đóng vai trò và ảnh hưởng gì đến kết quả cuộc chiến? Các phương tiện kỹ thuật và nghiệp vụ tân tiến hơn gấp bội so với Đệ Nhị Thế Chiến, các ký giả trẻ luôn muốn có những tấm ảnh, thước phim hay các phóng sự trực tiếp và đầu tiên đến công chúng Mỹ và thế giới. Các thước phim thu được đã nhanh chóng chuyển về Tokyo để hoàn tất các bước kỹ thuật và biên tập cần thiết và chuyển về Mỹ để phát sóng hay có thể dùng vệ tinh cho các bản tin nóng sốt, được đăng báo hay phát trên truyền hình, nơi người dân Mỹ có thể theo dõi chiến cuộc cùng tin tức con cái họ ngay trong phòng khách của mình.
Các phong trào nhân quyền phát triển mạnh mẽ hơn, một trong điều được giới sử gia nhìn nhận là truyền thông trong chiến tranh Việt Nam đã không bị kiểm duyệt nhờ vào quyền tự do báo chí. Không chỉ theo dõi các hình ảnh, các phóng sự, công chúng Mỹ còn dựa vào các bình luận của những nhà bình luận chính trị và phân tích thời cuộc. Hàng loạt các tên tuổi truyền thông gạo cội của Hoa Kỳ được biết đến từ thời chiến tranh Việt Nam.
Chính vì vậy mà tin tức và diễn biến của chiến tranh Việt Nam đã áp đảo tại Mỹ trong nửa cuối thập niên 60s tại Mỹ đã gây nên cảm xúc và ảnh hưởng đến nhìn nhận của đại chúng. Lần đầu tiên người dân Mỹ chứng kiến những hình ảnh và thước phim hoặc nguyên thủy hay kịch tính hóa về sự khốc liệt, bạo tàn của chiến tranh với hình ảnh gian khổ, nguy hiểm rồi thương tích, chết chóc của người lính đánh động vào người xem rất lớn, dẫn đến làn sóng phản đối chiến tranh khi con số tử vong của binh sĩ Hoa Kỳ cùng chi phí chiến tranh ngày càng tăng cao.
Những người chống chiến tranh cho rằng đó là một cuộc chiến không cần thiết và người lính Mỹ chết tại nơi xa lạ nào đó không phải để bảo vệ cho chính họ, cho chính nước Mỹ. Mà nó là sự sai lầm của chính phủ để bị sa lầy vào một cuộc chiến thoạt đầu ngỡ chỉ là một cuộc thanh trừng phiến quân sẽ nhanh chóng kết thúc khi 3,500 lính Thủy Quân Lục Chiến thiện chiến được chỉ huy bởi những cấp chỉ huy tài ba trong chiến tranh Triều Tiên hay Đệ Nhị Thế Chiến đổ bộ xuống Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965. Truyền thông nghĩ rằng họ chỉ làm công việc tường trình chiến tranh còn các quyết định hay chiến lược là từ Ngũ Giác Đài và các đời tổng thống. Họ không có thẩm quyền hay khả năng can dự, bắt đầu hay kết thúc cuộc chiến ngoài việc thực hiện vai trò của mình. Truyền thông Hoa Kỳ đã không công bình và trung thực khi đưa tin và hoàn toàn gây mất thiện cảm với người dân Hoa Kỳ nhất là những gia đình có con cái hoặc thân nhân tham chiến tại Việt Nam.
Không ít người cho rằng truyền thông đã góp phần ảnh hưởng và chịu trách nhiệm về sự thất bại của cuộc chiến Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ, có vô số lý do và sự thật về cuộc chiến Việt Nam vẫn đang còn là điều gây tranh cãi, khó lòng thỏa mãn cho tất cả những bên dự phần. Nhìn vào vai trò và trách nhiệm ở mỗi góc khác nhau, kể cả vai trò của truyền thông Hoa Kỳ, sẽ cho người ta ghép lại phần nào bức tranh toàn cảnh của cuộc chiến đầy ám ảnh này…
Truyền thông Hoa Kỳ ngày nay đã biến dạng đang hướng dẫn quần chúng Mỹ theo đường lối có chủ đích mà họ muốn. Sức mạnh truyền tin và sức mạnh big tech đang làm lũng đoạn chính trị và đường lối của Hoa Kỳ rất trầm trọng. Chính vì vậy theo Breitbart đưa tin Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley vào ngày 19/4 đã giới thiệu một dự luật nhắm mục tiêu vào các công ty Big Tech, bao gồm việc kiểm soát các hành vi bị lên án trong thời gian qua của Amazon và Google. Dự luật cấm Big Tech vận hành công cụ tìm kiếm, thị trường và sàn giao dịch bán hoặc quảng bá hàng hóa và dịch vụ của chính họ thông qua các thị trường và công cụ tìm kiếm nói trên. Nếu được thông qua, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào Amazon và Google, những công ty thường xuyên tham gia vào cả hai hoạt động này.
Trong một điều khoản khác có vẻ như được thiết kế riêng để kiềm chế Amazon và Google, dự luật cấm các công ty cung cấp công cụ tìm kiếm, thị trường và sàn giao dịch đối với “dịch vụ lưu trữ và cơ sở hạ tầng internet” cho các bên thứ ba.Theo đạo luật này, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) sẽ giám sát việc tuân thủ các quy định đối với Big Tech. Tổng chưởng lý của tiểu bang và các thực thể bị thiệt hại do các công ty công nghệ vi phạm luật được trao quyền khởi kiện.Amazon đang dẫn đầu thị trường về dịch vụ lưu trữ đám mây, trong khi Google điều hành một dịch vụ tương tự có tên là Google Cloud. Google cũng vận hành Google Fiber, cung cấp Internet băng thông rộng và IPTV trên toàn quốc.Amazon đã đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho Parler, một mạng xã hội ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Trong khi đó Google bị cáo buộc kiểm duyệt thông tin dựa trên quan điểm chính trị và có mối quan hệ mờ ám với Đảng Cộng sản Trung Quốc.Thượng nghị sĩ Hawley cho biết: “Các công ty Big Tech như Google và Amazon đã được các chính trị gia ở Washington nâng đỡ trong nhiều năm”. “Kiểu cư xử này đã cho phép họ tích lũy được lượng quyền lực khổng lồ mà họ sử dụng để kiểm duyệt các quan điểm chính trị mà họ không đồng ý và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh cung cấp cho người tiêu dùng một giải pháp thay thế cho hiện trạng”.Ông cho biết thêm: “Đã quá đủ để loại bỏ các công ty của Big Tech, khôi phục sự cạnh tranh và trao lại quyền lực cho người tiêu dùng Mỹ”.Truyền thông ngày nay không còn là truyền tin nữa , mà là cơ quan tuyên truyền cho đảng phái, phe nhóm. Người xem cũng biết rõ mình muốn nghe cái gì; không còn trung thực nữa.
Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông (MRC) đã xem xét cách thức các đài ABC, CBS và NBC đưa tin về nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump và ông Biden từ ngày nhậm chức đến ngày 9/4.MRC kết luận rằng “Trong ba tháng đầu tiên nắm quyền, các bản tin phát sóng buổi tối đã đưa 59% tin tích cực cho ông Biden. Bốn năm trước, chính những chương trình này đã tấn công ông Trump với 89% tin tiêu cực – đây là một sự tương phản đáng ngạc nhiên”.
Cụ thể Trung tâm MRC cho biết: “Bốn năm trước, ông Trump đã phải đối mặt với việc bị báo chí đưa tin tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ. Theo ghiên cứu vào thời điểm đó cho thấy ba bản tin buổi tối đưa 89% tin tiêu cực về Tổng thống mới, một sự thù địch chưa từng có thể hiện cách tiếp cận của giới truyền thông trong bốn năm tiếp theo của cựu TT Trump. Ngày nay, Tổng thống Biden có bối cảnh truyền thông thân thiện hơn nhiều. Nhìn chung, trong những tuần đầu tiên, chúng tôi nhận thấy tin tích cực về chính quyền Biden là 59%, tiếp nối cho cách đưa tin tích cực của các đài này với ông Biden trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm ngoái”.
Nghiên cứu của MRC chỉ ra mức độ đưa tin tích cực cho TT Biden phụ thuộc vào các chủ đề khác nhau. Ví dụ, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rất tích cực về cách chính quyền Biden phản ứng với COVID-19, dự luật cứu trợ COVID khổng lồ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD và dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 2,25 nghìn tỷ USD do ông Biden đề xuất. Các chủ đề khác, như việc chính quyền Biden giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới phía Nam và kiểm soát súng, hầu hết đều nhận được tin tức tiêu cực từ báo chí.
Hoa Kỳ ngày nay không còn cơ quan truyền thông nữa mà chỉ có các cơ quan tuyên truyền thôi và các mạng xã hội lại có điều kiện xuất hiện khắp nơi tha hồ tung tin fake news – tin giả. Ai muốn nghe phe nào cũng có tùy theo thị hiếu của mình.